-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
BỤI MỊN PM2.5 - TÁC HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
02/11/2020 Đăng bởi: Phạm Văn HuyBụi mịn PM2.5 và PM10 - Sát thủ vô hình của con người
Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm không khí từ lâu đã được cảnh báo. Có thể nói, đây là một vấn nạn ở hầu hết tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam nghiên cứu cho biết, nồng độ bụi mịn PM2.5 và PM10 trung bình trong không khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang vượt mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO và có xu hướng duy trì ở ngưỡng cao, gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người ở mức báo động. Vậy PM2.5 và PM10 là gì và tác hại ra sao? Hãy cùng Sao Kim tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Vì sao PM2.5 và PM10 được gọi là bụi mịn?
PM10 – Các hạt bụi có kích thước đường kính từ 2.5 tới 10 µm (µm là viết tắt của micromet, kích thước bằng một phần triệu mét).
PM2.5 – Các hạt bụi có kích thước đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm. Loại bụi này hình thành từ các chất như Cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Khi nồng độ bụi PM2.5 trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn bị giảm. Do bụi mịn PM2.5 với kích cỡ li ti bằng 1/30 sợi tóc nên được coi là "sát thủ" nguy hiểm nhất trong không khí bởi khả năng len lỏi sâu vào cơ thể, gây ra hàng loạt bệnh về hô hấp.
Bụi mịn PM2.5 và PM10 gây tác hại khôn lường tới sức khỏe con người ra sao?
PM2.5 và PM10 đi vào đường hô hấp khi con người hít thở, nhưng mức độ xâm nhập khác nhau tùy theo kích thước hạt bụi. Trong khi PM10 đi vào cơ thể qua đường dẫn khí và tích tụ trên phổi, thì PM2.5 đặc biệt nguy hiểm hơn vì chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi và xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu.
PM2.5 là nguyên nhân gây nhiễm độc máu, máu khó đông khiến hệ tuần hoàn bị ảnh hưởng, làm suy nhược hệ thần kinh điều khiển hoạt động của cơ tim gây ra các bệnh tim mạch. Những hạt bụi mịn xâm nhập vào cơ thể, làm giảm chức năng của phổi, viêm phế quản mãn tính, gây nên bệnh hen suyễn và ung thư phổi. Đồng thời, khiến tình trạng bệnh trở nặng hơn và có thể tử vong. Làm cho thai nhi chậm phát triển. Trẻ sinh ra bị ít cân, nhiều khả năng bị suy nhược thần kinh và tự kỷ. Ngoài ra, PM2.5 còn chứa nhiều kim loại nặng có khả năng gây ung thư, hoặc tác động đến DNA và gây ra đột biến gen.
Nên chọn khẩu trang nào để tránh bụi mịn?
Khẩu trang thông thường như khẩu trang vải không thể lọc được bụi có kích thước nhỏ. Còn khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30- 40% lượng bụi. Để ngăn được những loại bụi có kích thước siêu nhỏ như PM2.5, chúng ta cần sử dụng loại khẩu trang chuyên dụng. Bạn nên trang bị khẩu trang N95 hoặc N99 khi lưu thông trên đường. Đây là loại khẩu trang đáp ứng khả năng lọc bụi, vi khuẩn tốt. Ngoài ra, để chống bụi bạn có thể lót một lớp khăn giấy bên trong khẩu trang y tế hoặc đeo lồng hai khẩu trang.
Loại bỏ bụi mịn trong nhà với máy lọc không khí.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy lọc không khí có khả năng lọc sạch vi khuẩn nấm mốc, các tác nhân gây dị ứng,... đặc biệt có công nghệ màng lọc HEPA có thể loại bỏ hoàn toàn được bụi siêu mịn PM2.5 và PM10.
Thậm chí một số máy lọc không khí thông minh như Máy lọc không khí Daikin có thể đo được chất lượng không khí sau khi lọc, giúp người dùng an tâm hơn trong suốt quá trình sử dụng.
Máy có các chức năng chính: khử mùi, lọc sạch không khí loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, tác nhân gây dị ứng, nấm mốc… và tạo ẩm tự nhiên cho không khí. Với thực trạng ô nhiễm môi trường như ở Việt Nam hiện nay, trang bị một chiếc máy lọc khí để cải thiện môi trường sống là điều mà các gia đình nên làm.
----------------------------------------------
Sao Kim - Điều hòa thời đại mới
Hotline: 0936.326.628 - 0901.707.268
Email: dieuhoasaokim@gmail.com
Website: https://dieuhoasaokim.com/
Facebook: https://www.facebook.com/%C4%90i%E1%BB%81u-H%C3%B2a-Sao-Kim-106061387697376/
ĐIỀU HÒA SAO KIM - ĐẠI LÝ TĂNG TRƯỞNG XUẤT SẮC 2019 (06/11/2020)
DÙNG ĐIỀU HÒA ĐÚNG CÁCH VÀO MÙA ĐÔNG CHO TRẺ NHỎ (04/11/2020)
LÝ DO TẠI SAO NÊN MUA ĐIỀU HÒA VÀO MÙA ĐÔNG (03/11/2020)
BỤI MỊN PM2.5 - TÁC HẠI VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH (02/11/2020)
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAI KHI NGỪNG SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA LÂU DÀI (26/10/2020)
KINH NGHIỆM DÙNG ĐIỀU HÒA VÀO MÙA ĐÔNG (19/10/2020)